Ai rồi cũng viết – Everybody writes, cuốn sách ai mới viết cũng nên đọc.

Tiếng cười giòn tan của cô vang cả hành lang đang đựng đầy ánh nắng chiều. Cảnh cửa sau lưng sập lại, buổi sinh nhật anh đồng nghiệp kết thúc, nự cười trên viền môi cô cũng tắt. Cô ùa vào ánh chiều vàng hoe, trong lòng trống hoác.
Cô, 30 tuổi, cũng là kỳ cựu nơi này, luôn cố gắng tỏ ra vui vẻ và hòa mình vào những buổi tiệc, nhưng giờ, cô vẫn chưa tìm cho mình một tri kỷ tròn vẹn. Nơi có thể gục đầu khóc nức lên sau những ấm ức chốn văn phòng. Hoặc cùng nhau cười như điên dại trước đêm dài trên bờ biển vắng.
Một sáng cuối tuần, cô ngả mình trên chiếc ghế mây của resort hướng về những dãy rộng bậc thang lẩn khuất trong sương sớm, lướt facebook trong vô thức. Chợt cô dừng lại ở một post nhỏ có tiêu đề Ai rồi cũng viết.
Ai rồi cũng viết cho chính mình.
Viết để giảm tải đi những suy nghĩ quẩn quanh trong đầu, để hạ gánh nặng tâm trí xuống trang giấy, để gọi sự tập trung về lại.
Cũng đã vài lần, cô gặp chuyện riêng và không dứt khỏi đầu để tập trung cho các deadline được? Liệu có làm được không?
Ai rồi cũng viết cho người khác.
Vì mỗi cuộc đời là một bản sao duy nhất, là một hợp thể của nhiều mảnh ghép đơn lẻ. Những mảnh ghép ấy có thể vô tình trùng khớp với một bức tranh khác, ở một thế giới khác. Những câu chuyện của mình rồi cũng có thể là tham khảo để người khác đối chiếu và tìm được con đường đi riêng, phù hợp, tốt đẹp hơn.
Ừ, biết đâu, ai đó cũng có nỗi cô đơn giống cô, ở đâu đó, ngoài kia.
Ai rồi cũng viết để khiến mình tiến lên
Mọi kỷ niệm rồi cũng nhạt nhòa và rồi tan biến mất, chỉ những con chữ mới lưu lại toàn vẹn những gì cụ thể vào thời điểm sự việc ấy hiện hữu. Những thước ảnh, thước phim suy cho cùng cũng chỉ diễn giải được bề ngoài. Những nỗi niềm bên trong, chỉ có thể ẩn khuất trong những dòng hoài niệm.
Mỗi một dịp đọc lại những gì đã viết, bản thân có thể so sánh được mức độ trưởng thành của chính mình, hãy tự thưởng cho mình một nụ cười mãn nguyện.
Quay lại với nhịp sống đều đều hàng ngày. Cô chọn mua cho mình quyển sách “Ai rồi cũng viết” để hình thành một thói quen mới.

Cô thực hành trả lời 3 câu hỏi quan trọng khi chọn để viết.
Cô thực hành 12 bước khi viết.

Cô suy nghĩ nhiều hơn để thấu hiểu và diễn tả những gì mình viết chân thành, chân thật nhất.
Cô viết nhiều hơn cho chính mình và niềm cô đơn vơi bớt.
Cô tham gia tích cực các diễn đàn viết.
Cô diễn đạt trực diện hơn những ý tưởng mình định nói.
Cô thấy như mình được sống thêm cuộc đời khi mỗi bài viết được hoàn thành, cô được nhìn đa chiều hơn.
Cô thấy mình hoàn thành công việc viết lách nhanh hơn và không còn phải mất cả tiếng để viết được 100 chữ cho những post trên mạng xã hội hoặc hai trang báo cáo công việc.
Cô đọc nhiều hơn và viết nhiều hơn như anh Stephen King đã viết:
Nếu muốn hành nghề viết, bạn buộc phải nỗi lực hơn người khác hai điều sau: đọc thật nhiều và viết thật nhiều.
Cô không theo nghề viết, nhưng cô thỏa mãn với đam mê viết và để kể thật tốt, một câu chuyện có thật.