Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Khi mới bắt đầu, ai rồi cũng tự đặt câu hỏi Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Đây  là một câu hỏi sai, nếu bạn chọn đi đường dài với affiliate marketing.

Và thực sự, paid traffic có cần nhiều vốn như bạn nghĩ?

Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Mình, vì cố trả lời câu hỏi này mà mất đến ba năm lòng vòng trong mớ day dứt và kết quả bằng không.

Năm 2019, khi quyết định lựa chọn thực hành affiliate marketing, mình đã cày nát gần như toàn bộ các video trên youtube về chủ đề affiliate với blog, một trong những hình thức free traffic. Nhưng một điểm chung là tất cả các video ấy, đều dẫn tới một khóa học của chủ kênh, có những cái giá đến vài chục ngàn đô.

Năm 2022, mình chọn mua một khóa học làm blog của một đơn vị, cũng từ những video phễu của họ với giá đâu đó 450$, và hăm hở lao vào công việc viết lách. Mình đã lấy nó làm chỗ dựa cho việc xin nghỉ việc ở cơ quan sau 14 năm.

Cũng hoành tráng nói với vợ rằng, anh chắc  mất khoảng 6 tháng mới có kết quả cho việc này. Nhưng rồi sau 3 tháng nghỉ full, khi thấy chưa có tiến triển đặc biệt theo kế hoạch đặt ra, mình lại quay lại văn phòng một công việc 9 to 5 khác.

Vấn đề là, sau khi chậm lại, lùi lại vài bước, nhìn từ một góc khác xa hơn, mình thấy mình chưa đủ gốc. Trong cùng thời gian ấy, mình mua và đọc gần như toàn bộ các đầu sách về free traffic affiliate marketing ở Việt Nam vào thời điểm đó và nhận ra một điều.

Mình đang tiếp cận affiliate sai cách.

Mình đã ngây thơ nghĩ rằng, dựng lên một cái blog, viết bài về các chủ đề quanh một ngách nhỏ và đặt link affiliate, và tìm mọi cách để quảng bá nó trên các nền tảng mạng xã hội, là đủ.

Nhưng khóa học bên trên mình nói đã chỉ cho mình thấy một điều, những bài viết của bạn dù thế nào đi nữa, cũng sẽ mất thời gian nhất định để lọt vào tầm mắt của người tìm kiếm. Mà những người đó chưa chắc đã có ý định mua. Vì từ khóa mình lựa chọn để viết, lại có khi chưa phải là những từ khóa mang lại chuyển đổi.

Khóa học ấy cũng chỉ ra cho mình thấy rằng, chỉ có những bài review viết bằng những trải nghiệm thực sự và đánh giá như một chuyên gia dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng thực sự, mới có cơ hội duy trì lâu thứ hạng trên google, cho dù thuật toán có thay đổi.

Đáp lại sự ngây  thơ ấy, thực tế đã tát cho mình một cái đau điếng 😊. Không được một đồng cắc nào từ những bài blog đã cặm cụi viết. Vì đơn giản, mình chả có một chút kinh nghiệm gì về những gì mình đã viết. Và mình thực sự đã loay hoay trong định hướng viết lách của mình.

Và giờ, sau 3 tháng, từ thời điểm thay đổi cách tiếp cận làm affiliate, đây là những gì mình note lại, để các bạn cũng mới như mình tham khảo, để đặt câu hỏi cho đúng.

1/ Câu hỏi 1 cần đặt là: bạn có định coi affiliate marketing là một nghề cho bạn không?

Tức là, bạn định làm bao lâu với nó, bạn đặt kế hoạch kiếm được bao nhiêu tiền với nó, bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho nó và bạn chọn nó làm nguồn thu nhập chính hay chỉ là một công việc làm thêm hời hợt, có cũng được, không có cũng không sao.

Nếu không, bạn chỉ đơn giản là đu theo các nền tảng mạng xã hội, các thuật toán đề xuất và kiếm chút hoa hồng dựa trên may mắn, bạn hãy tự chọn cho mình free traffic để làm.

Nếu có, bạn nên nghiêm túc, hãy chọn lấy một khóa học chất lượng, và đi theo sự hướng dẫn của các mentor, cày ngày cày đêm cho đến khi thành thục mọi kỹ năng để có thể tự bươn và tìm hướng đi riêng cho mình.

Vì đơn giản, khi chọn được một khóa học tốt, bạn không chỉ tiết kiệm được khoảng thời gian loay hoay, mà còn được tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm của những người đã vấp ngã trước đó và được tham gia vào cộng đồng của khóa học để có thêm động lực, đôi khi là áp lực ngang.

Và chỉ khi, bạn xác định rõ đích đến, bỏ ra học phí đủ cao thì bạn mới đủ áp lực để chăm chỉ học, thực hành từ những thứ đơn giản nhất, tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng lại có quyết định căn bản đến sự thành công của bạn.

2/ Câu hỏi 2 cần đặt là: bạn có định giá thời gian của mình không?

Thường thi khi bạn chọn free traffic, bạn sẽ nghĩ, bạn không có vốn nên chọn cách tiết kiệm hơn. Nhưng tin mình đi, nó có một “hằng đẳng thức” mà “Thị trường” ngoài kia, đo lường giá trị của bạn bạn:

Giá trị sức lao động = Hiệu quả công việc = Kỹ năng x Thời gian

Để đạt được hiệu quả công việc, nếu  kỹ năng bạn tốt, bạn sẽ cần ít thời gian hơn và ngược lại.

Nếu bạn chọn thực hiện các công việc có kỹ năng bình thường, bạn phải dành nhiều thời gian hơn. Nếu bạn chọn thực hiện các công việc có kỹ năng cao, thời gian bạn cần sẽ ít hơn.

Kỹ năng cao, lại chỉ có thể có được qua học tập,  thực hành điên cuồng và tự rút kinh nghiệm.

3/ Quy trình chung cho người lựa chọn affiliate marketing là một nghề

Đây là những lượm lặt của mình từ những sách mình đã đọc trong thời gian qua cũng như những hướng dẫn của khóa học affiliate marketing mà mình đang theo học.

Dù ngôn ngữ khác nhau, nhưng tất cả cùng có một chung một quy trình.

Hãy bắt đầu bằng paid traffic, tìm cách để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, phát triển hệ thống các kênh free traffic để tạo sự bền vững.

Bạn có thể tìm thấy các ý tưởng này trong các quyền sách Từ điển xây kênh từ cơ bản đến xây kênh của Cấn Mạnh Linh, hay Sách Affiliate A-Z: Tiếp Thị Liên Kết Dành Cho Người Mới Bắt Đầu của blogger Nguyễn Anh Tín.

Vì sao ư?

a/Vì paid traffic mang lại cho bạn những kết quả nhỏ gần như ngay lập tức

Những chiến thắng nhỏ ấy như một thứ “hormone hạnh phúc” dopamine khi làm việc, nó sẽ khiến cho bạn điên cuồng lao vào đào bới, vọc vạch và thử nghiệm.

Bạn thử hình dùng xem, nếu làm free traffic, bạn sẽ phải đi cho đủ hành trình khách hàng qua các bài viết, post của bạn để giáo dục khách hàng về sản phẩm của bạn, và bạn còn phải chờ các anh phở bò, tích-tốc, ziu-túp đề xuất cho bạn.

Nhưng paid traffic thì đánh thẳng vào sà.o hu.yệt của sự ham muốn mua sắm, bạn chễm chệ xuất hiện trước mặt các khách hàng đó vì hệ thống máy học của các nền tảng càng ngày càng thông minh. Và bạn phải hiểu rằng, để bạn chi tiền nhiều hơn, chả dại gì các nền tảng không đưa bạn đến với khách màng mục tiêu, vì bạn có doanh thu, bạn mới có tiền để quay vòng chứ.

Còn nếu thử nghiệm với một số tiền nhất định mà không ra đơn, thì chỉ có một cách thôi, bạn cần xem lại content và sản phẩm của mình.

VÌ ĐƠN GIẢN LÀ, KHÁCH HÀNG KHÔNG BAO GIỜ SAI.

Chỉ có bạn sai thôi.

b/Vì paid traffic mang lại cho bạn dữ liệu để bạn có thể tối ưu lại gần như ngay lập tức.

Bạn có biết, một bài blog cần bao nhiêu thời gian để lên được các thứ hạng tìm kiếm cao (dù chất lượng tốt) nếu từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao là bao lâu không? Đơn vị là tháng nhé.

Bạn có biết để có một video lên đề xuất, bạn cần làm bao nhiêu video khác để thử nghiệm không?

Nhưng nếu bạn sử dụng quảng cáo của các nền tảng, số liệu sẽ sớm về với bạn, bạn có thể tối ưu được gần như sau 2-3 ngày, để cải thiện và đầu tư, nhân rộng nhanh hơn.

c/Vì paid traffic không tốn kém như bạn nghĩ

Sau bốn tháng lăn lộn với Google Ads, khi nhìn lại các chỉ số của các dự án, đôi khi mình giật mình về chi phí bỏ ra.

Có những dự án, tài khoản google ads thì là từ tài khoản mail mình đã lập từ máy năm trước – miễn phí.

Khi đánh giá dự án giá thầu từ khóa CPC là 9k nhưng khi chạy thì quanh quẩn chỉ có chưa đến 300đ.

image Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Với tỷ lệ chuyển đổi là 11.73%

image 1 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?
image 2 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

hoa hồng là hơn 600$.

image 3 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Bạn có thể tham khảo bài viết Hoa Hồng 1,3$, Bao Giờ Kiếm Được 1k$

Ba năm trước, mình cũng có một niềm tin giới hạn rằng, chạy quảng cáo có nhiều  thứ phức tạp lắm, rồi lại đọc đâu đó là tài khoản quảng cáo hay chết lắm, nên mình chọn free traffic.

Nhưng thực sự, đó chỉ là những niềm tin giới hạn thôi.

Ở đâu cũng thế, chỉ có khi bắt tay vào làm, trải ra qua đủ quy trình: Khó – Quen – Dễ thì bạn mới trở lên lớn hơn vấn đề bạn đối mặt.

Vậy nên bạn ạ, nếu bạn đã đọc đến đây, mình cảm ơn và mình muốn nói với bạn, mình sẽ có một buổi chia sẻ nhỏ về hành trình bắt đầu làm Global Affiliate của mình vào ngày 9/9/2023 tới đây.

Nếu bạn muốn nghe câu chuyện của mình, hãy tham gia nhóm Zalo mình để link phía dưới comment nhé, mình sẽ gửi link zoom qua đó, hoặc nhắn trực tiếp cho mình.

https://zalo.me/g/jqkrpd213

Hoa Hồng 1,3$, Bao Giờ Kiếm Được 1k$

Mình trước nhé, 2 tuần.

Case study: sản phẩm số, hoa hồng duy nhất lần đầu, tối tiểu 1,3$.

hoa hong 1.3 bao gio duoc 1K Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Khi mới bắt đầu, trong lớp có ngời show cả 10K $ sau 6 tuần mình học, nhưng mình không mảy may sốt ruột, mà chỉ cười nhẹ. Mình biết, trên con đường này, mình sẽ đi chậm hơn vì muốn làm chắc từng thứ 1, từng bước 1, hiểu rõ, nằm lòng những thứ cơ bản nhất.

Vì mình có một mục đích riêng khác.

Bước 1, Reset lại tư duy.

Khi kết thúc khóa học viết, mình hăm hở lao vào thực hành, nhưng cũng chỉ được một thời gian là nản, vì những con số về traffic dù có tăng, nhưng nó chưa phải là những kết quả mà mình mong muốn.

Khi làm freelancer fulltime, mình lại hăm hở cày khóa học Blogging system của mấy anh bên Mỹ, nhưng chưa có kết quả thì lại tiếp tục bỏ ngang.

Điểm chung là, lý thuyết thì biết, nhưng không chịu đào sâu và làm đều đặn.

Và cái nữa là, không nhìn thấy kết quả ngay, không nhìn thấy được tiến trình của những người đã thành công trong con đường mình đã chọn. Nên dễ nản.

Khi bắt đầu hành trình mới này, mình đã thành tâm gạt bỏ những thứ gì đã có trong đầu, tiếp nhận những lời chia sẻ, căn dặn của các mentor để từ từ, học cho trọn từng thứ 1.

Bước 2, Thành thục những kỹ năng cơ bản nhất

Khác với free traffic, paid traffic (quảng cáo trả phí) đôi khi sẽ cho bạn một thứ cảm giác hưng phấn kỳ là, những con số (cho dù chưa chính thức) cũng làm cho mình có thể cười tủm mỗi khi đặt lưng lên giường, hoặc mỗi sớm mai mở mắt là quàng ngay điện thoại, kiểm qua những con số chênh lệch với đêm qua.

Cái cảm giác đó, chính là lý do sẽ khiến mình có thể ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính sau bữa cơm tối cùng lũ nhóc, tập trung thực hành từng việc nhỏ một.

Chăm bẵm từng tài khoản quảng cáo như những thuộc cấp của mình. “Nịnh bợ” ông chủ gúc gồ để ông ấy hiểu rằng, tôi đang rất quan tâm và tôi đúng là người thực việc thực. Nếu bình thường, việc làm đó có thể làm tụt hết tất cả các nhiệt huyết trong mình, và sẽ rất dễ nản.

Nhưng vì không làm thế, mình đã phải đối mặt với việc cả hai tuần trời không có nổi trong tay một tài khoản nào hoạt động bình thường. Điều đó có nghĩa, tiền đọng lại trong tài khoản bị khóa, không rút được và cũng nằm im ở đó. Lần đầu tiên cảm giác, tiền nằm im và sốt ruột vô cùng.

Cũng có lúc tính đi mua những tài khoản đắt tiền, nhưng các coach luôn nói, cứ bình tĩnh, nuôi tài khoản vẫn là bền nhất anh ạ. Thế là lại cun cút mỗi ngày, mở mail, tương tác, xem video, đọc bản tin.

Bước 3, Quy trình hóa mọi thứ theo thói quen của mình

Mình là một thằng khá có năng khiếu trong việc sơ đồ hóa, quy trình hóa mọi công việc vì mình hiểu, điều đó sẽ giúp người khác follow mình nhanh hơn, bàn giao việc cho người khác làm cũng sẽ nhanh hơn và khi mình phải thực hiện thì thời gian cũng là ngắn nhất có thể.

Kỹ năng này cũng là những bài học cơ bản trong khóa học viết mà mình đã học cách đây vài năm, khi đã viết thì chỉ viết, không biên tập vì nếu làm cả hai, cả ngày bạn sẽ không xong được 1000 chữ.

Trong affiliate với paid traffic bạn sẽ lặp đi lặp lại các bước chính:

a/ Tìm kiếm dự án/sản phẩm tốt: việc này cần làm hàng ngày song song với nuôi tài khoản, mình thường sẽ chia hai việc này tương đương nhau. Khi quy trình hóa, bạn có thể tìm thông tin của một sản phẩm trong vòng phút mốt.

Cũng là quy trình sẽ giúp bạn lọc được các sản phẩm đủ tiêu chuẩn để tiến hành các bước đánh giá sâu hơn.

b/ Thử nghiệm: chẳng có con đường tắt nào đi nhanh đến thành công cả. Chỉ có những người bền bỉ thử nghiệm hàng ngày thì sẽ sớm va phải những sản phẩm phù hợp.

Sản phẩm mình đạt được hoa hồng 1000$ (ảnh chỉ có 800 vì mình còn một tài khoản khác đã đạt mốc 200$ khác) sau 2 tuần này cũng là kết quả của việc thử nghiệm 2 tuần liên tục trong nhóm các sản phẩm tương tự nhau. Có những sản phẩm khác, mất cả gần triệu nhưng ra được 25 đô. Còn sản phẩm này, có những ngày, số tiền quảng cáo là 130K mà hoa hồng đến cả 100$.

c/Tối ưu: cái này cũng quan trọng không kém, vì nhiều lúc, mình không để ý thì sẽ mất cả gần 100K một lần nhấp chuột mà không kiếm được đồng hoa hồng nào, vì nhiều lý do, ví dụ các anh chị Việt Nam hay dùng bản miễn phí, nên sản phẩm của mình hay loại vị trí là Việt Nam lắm :D.

Vì là quy trình nên nó sẽ lặp đi lặp lại hàng ngày. Vì là quy trình nên nó cần bạn thực hiện thường xuyên. Vì chỉ có luyện tập, thành thục những thứ cơ bản, bạn mới tìm ra điểm, có thể cải thiện và tối ưu.

Bước 4, Chia sẻ rộng để củng cố, tối ưu

Đây, chính là mục đích của mình. Nó có thể là nỗi đau đáu khi quyết định nghỉ việc nhà nước. Quyết tâm lăn mình vào thực tế để có thể chia sẻ cho anh em văn phòng, có thêm một kỹ năng, kiếm thêm một nguồn thu nhập khác. Khi đi bằng hai chân, mình sẽ có thể tự chủ hơn rất nhiều.


Vậy nên bạn ạ, nếu bạn đã đọc đến đây, mình cảm ơn và mình muốn nói với bạn, mình sẽ có một buổi chia sẻ nhỏ về hành trình bắt đầu làm Global Affiliate của mình vào ngày 9/9/2023 tại đây.


Nếu bạn muốn nghe câu chuyện của mình, hãy tham gia nhóm Zalo mình sẽ gửi link zoom qua đó, hoặc nhắn trực tiếp cho mình.

https://zalo.me/g/jqkrpd213

5 Câu Hỏi Để Khám Phá Bản Thân Mình

Bạn Giỏi Hơn Mình Tưởng – Chỉ Là Bạn Chưa Nghĩ Ra Thôi Và đây là 5 câu hỏi mà bạn nên tự đặt ra, để khám phá bản thân mình nhé.

Chào bạn, tuần trước mình đã nói về 4 Trở ngại lớn nhất khi nghĩ đến làm hai việc cùng lúc, tuần này và các tuần tiếp theo mình muốn cùng bạn nhìn kỹ vào từng trở ngại, để xem, nó có thực sự khó như bạn nghĩ.

Tuần này sẽ là: Lo lắng mình không đủ giỏi nhé.

Hàng ngày, bạn lướt báo, lượt mạng xã hội và thấy nhiều người thành công và trầm trồ với những ý tưởng kỳ lạ của họ. Bạn cũng có chút nhìn lại mình, rồi tự  hỏi, mình thì sao nhỉ?

Bạn đã bao giờ nghĩ, hoặc ngồi lại, viết rõ ràng những gì mình cho là thế mạnh chưa?  Hoặc viết thì câu hỏi để khám phá bản thân của bạn là gì?

Nếu chưa thì bạn có thể tham khảo mẫu phân tích của mình trong Mẫu kế hoạch năm 2023 nhé.

5 Câu Hỏi Để Khám Phá Bản Thân Mình
Kế hoạch năm 2023 để khám phá bản thân

Và đây là 5 câu hỏi mà bạn nên tự đặt ra , để khám phá bản thân mình nhé.

1.

Bạn giỏi hơn trung bình (so với những người xung quanh) ở việc gì?

Ví dụ, mình làm trong phòng đào tạo ở một trường đại học, mình sẽ biết nhiều hơn những người khác về chương trình đào tạo, về chuẩn năng lực của các chương trình đào tạo, hoặc các quy định về quyền lợi và hình thức xử phạt cho sinh viên khi vi phạm.

Mình tốt nghiệp học viện hành chính, nên mình sẽ nhiều thông tin hơn về hệ thống văn bản nhà nước, biết hơn nhiều  người  khác về thể thức văn bản hoặc cách tìm và phân tích thông tin trong các quy định của nhà nước.


Bất cứ công việc gì  bạn đang làm hàng ngày để tạo ra thu nhập,

đó sẽ đều là thứ mà bạn giỏi hơn rất nhiều người ngoài kia.


Một anh thợ sửa xe máy, giỏi hơn mình về cách để thay một cái lọc gió.

Nếu bạn là một chuyên viên nhân sự, bạn sẽ rõ hơn mình một cách tính lương, quyền lợi bảo hiểm hoặc các thể loại đánh giá kết quả công việc.

Nếu bạn là một kế toán, bạn sẽ giỏi hơn những người xung quanh bạn về thuế thu nhập cá nhân, quản lý các khoản thu chi hoặc đọc những con số chi chít trên bảng báo cáo doanh thu.

Vậy đó, ai cũng có khác biệt và bất cứ việc gì bạn đang kiếm được tiền, thì đó là những gì bạn giỏi hơn mức trung bình.

Một cách khác để trả lời câu hỏi này là bạn hãy nhìn vào mô tả công việc của bạn, việc gì đang chiếm nhiều thời gian của bạn nhất, nó sẽ là thứ mà bạn nên để mắt tới.

2.

Những việc mà người khác thường tham khảo ý kiến của bạn là gì?

Mình thì thường được tham khảo về tuyển sinh đại học – việc mà mình đã làm tới 14 năm.

Vào mỗi mùa tuyển sinh, mình thường được các anh chị hơn tuổi hỏi thăm, tư vấn các phương án nên chọn, không chỉ vào các ngành ở trường mình, mà còn là cách đặt thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Trong quá trình ấy, mình thấy mọi người có đọc, nhưng không hiểu hết được các tình huống xảy ra trong tuyển sinh.

Mình cũng hay đi tham khảo ý kiến người khác.

Ví dụ về café, mình hay hỏi một bạn chủ quán cafe về cách pha chế, cách chọn hạt, cách phân biệt café rang mộc hay có phụ gia.

Mình hay hỏi mẹ cách nấu các món hải sản vì mẹ rất hay mày mò các công thức mới.

Mình hay hỏi một ông em về facebook, một ông em khác về google sheets… với mình, họ đúng là người giỏi hơn mình trong những việc đó.

Bạn thử nhẩm lại xem, người khác tin tưởng và hỏi ý kiến bạn nhất là về việc gì? Khi đó, trong mặt họ bạn được định vị là MỘT CHUYÊN GIA 😊.

3.

Những việc mà bạn dành nhiều thời gian để tìm hiểu?

Ngoài những thứ trên, việc bạn dành  thời gian để tìm hiểu một thứ/một việc gì đó nhiều cũng là một thứ bạn có khả năng giỏi.

Bạn thử kiểm tra lại trong lịch sử tìm kiếm của mình trên google hoặc lịch sử truy cập trong google chrome của mình xem, thứ gì được bạn đánh vào ô tìm kiếm nhiều nhất.

Hoặc bạn cũng có thể nhận dạng nó bằng một cách khác, việc gì/điều gì có thể khiến bạn nói/chia sẻ với người khác cả buổi sáng mà thấy vẫn chưa hết/chưa đã (đừng nhầm với việc buôn dưa lê nhé 😊).

Ví dụ, sau một thời gian xem rất nhiều video hướng dẫn, các tài liệu về thiết kế, mình đúc rút ra một số cách thức áp dụng các kiến thức đó vào trình bày bản thiết kế slide sao cho đẹp. Tổng hợp lại thành  bài  giảng và hướng dẫn cho những người khác, và  cả buổi cũng không hết những điều muốn chia sẻ.

https%3A%2F%2Fsubstack post media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Fab32f39d 7134 4990 9c15 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?
Tự tìm hiểu Canva và chia sẻ lại

Có thể bạn, trước khi mua  xe ô tô, bạn đã phân tích, so sánh giữa nhất nhiều hãng xe, mẫu xe khác nhau trước khi đưa đến quyết định.

Hoặc bạn lựa chọn một  loại tủ lạnh phù hợp với nhu cầu của gia đình như: diện tích đặt tủ, số người trong gia đình, nhu cầu về ngăn chứa hoặc đơn giản là mức độ tiết kiệm điện giữa các hãng chẳng hạn.

Hoặc bạn thích ăn nướng, bạn bè của bạn trầm trồ với mẫu bếp nướng có bộ phận tạo nhiệt phía trên giúp mỡ không bị bắn tung tóe khi ăn, bạn chắc hẳn nói được vanh vách những công năng  hoặc điểm nội trổi của nó, nhỉ.

Đơn giản thế thôi, bạn tìm, bạn hiểu là bạn đã THÔNG THÁI hơn rất nhiều người khác rồi.  

4.

Nếu không vì tiền, việc gì bạn sẽ muốn làm nhất? – Câu hỏi để khám phá bản thân mình

Ở trên, mình nói đến việc trả lương đôi phần là trách nhiệm, ở đây sẽ là sở thích, đam mê của bạn.

Ví dụ, bạn rất giỏi nấu ăn và khi cơ quan, phòng ban của  bạn có liên hoan, người họ nghĩ đến đầu tiên là bạn. Niềm say mê của bạn là nhìn thấy lũ nhỏ nhà bạn liếm láp những giọt sốt cuối cùng của đĩa bánh mì bít tê bạn làm.

Mình, muốn chia sẻ kiến thức và kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp cho các bạn sinh viên và

cách TỰ HỌC để kiếm thêm thu nhập cho những người như bạn.

5.

Việc gì khiến bạn ngồi làm liên tục 2-3 tiếng mà không chán?

Lần sau, khi bạn tập trung ngồi hoàn thành một công việc 2-3 tiếng mà không đứng dậy, hoặc thấy sao thời gian trôi nhanh thế. Hãy ghi lại nhé, nó cũng là một đầu mối quan trọng đấy.

Mình rât thích thú với việc thống kê các số liệu trong đào tạo, vẽ các biểu đồ màu sắc để nhìn ra một xu hướng, một thông tin nào đó tốt cho việc cải thiện công việc.

Mình có thể ngồi hàng giờ trước máy tính để xử lý, phân tích các dữ liệu về tuyển sinh, về kết quả học tập mà không cần đứng dậy hoặc có khi  là bỏ cả bữa trưa.

Mình cũng luôn đề nghị hỗ trợ những bạn xung quanh khi họ gặp khó với những vấn đề tương tự, chỉ vì mình rất thích việc đó thôi.

Trả lời được 5 câu hỏi khám phá bản thân này một cách ngọn ngành,  bạn có ngạc nhiên về bản thân mình không? List 10 điểm mạnh trong mẫu kế hoạch năm của mình phía trên có quá ít với bạn không?

Có đúng là bấy lâu nay, bạn không nghĩ mình là một CHUYÊN GIA đúng không?

Bạn Thực Sự Giỏi Đấy – Chỉ Là Bạn Chưa Nghĩ Ra Thôi.

Vậy đã nhé, tuần sau mình sẽ tiếp tục với trăn trở: Chắc không ai thuê mình đâu của bạn nhé.

Bye.

Thân,

Thùy

P/s: à nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc cũng thích thú nhỉ. Mình mới lập một trang “ủng hộ”  cho các dự án viết của mình ở đây (https://www.buymeacoffee.com/phungthuy21), nếu bạn muốn, bạn có thể Mời mình 1 cốc café bằng cách truy cập vào trang đó, vào phần support và mua cho mình một cốc café nhé. Cảm ơn bạn.

4 Trở ngại khi nghĩ đến làm hai việc cùng lúc

4 Trở ngại khi nghĩ đến làm hai việc cùng lúc

Với độ tuổi 7x và 8x, nếu không có đà ngay từ sau khi tốt nghiệp đại học, thời điểm này, thực sự quá khó để nghĩ đến làm hai việc cùng lúc.

Chào bạn, tuần trước mình đã nói với các bạn về những lợi  ích của việc làm hai việc cùng lúc. Nhưng thú thực, với độ tuổi 7x và 8x, nếu không có đà ngay từ sau khi tốt nghiệp đại học, thời điểm này, thực sự quá khó để nghĩ đến việc kiếm thêm một việc làm khác.

Các khó khăn mà mình sẽ TỰ NGHĨ khi hạ quyết tâm tìm một công việc thứ hai sẽ là:

4 Trở ngại lớn nhất khi nghĩ đến làm hai việc cùng lúc
4 Trở ngại lớn nhất khi nghĩ đến làm hai việc cùng lúc

1.

Lo lắng mình không đủ giỏi để làm hai việc cùng lúc

Thông thường, hướng thứ nhất khi người ta nghĩ đến việc làm thêm sẽ là tìm một công việc nào đó tương tự với công việc chính đang làm.

Ví dụ, các bạn làm tài chính full time tại một công ty nào đó, cuối tuần nhận làm báo cáo thuế hoặc kế toán cho những doanh nghiệp siêu nhỏ (quy mô từ 1-10 người).

Chắc cũng có lúc bạn cũng đã suy nghĩ về việc đó, nhưng khi nói chuyện với bạn bè, với những khó khăn khi phải đối đầu nằm ngoài vùng công việc thân thuộc của bạn, chắc bạn sẽ rụt lại ngay suy nghĩ kiếm thêm việc.

Rồi sợ là, có khi mình không đủ kỹ năng, kiến thức để giúp người ta, biết đâu không chu toàn lại khó xử cho cả hai.

Rồi một lo lắng mơ hồ về việc dở dang và có khi mất cả công việc chính.

Mình, đã có lúc, tuy làm việc 10 năm trong vị trí phó trưởng phòng quản lý đào tạo của trường đại học, nhưng những khi đi họp tuyển sinh và kiểm định, vẫn rất rụt rè. Nhiều khi không dám bắt chuyện với những người khác, ở các trường đại học khác.

Phần vì quy mô sinh viên mình quản lý quá nhỏ, thực tế các tình huống gặp phải không đa dạng và những gì mình làm, thật  nhỏ bé.

Phần vì, sợ lỡ miệng về những tình huống nhạy cảm.

Bạn có thể cũng quan tâm 5 câu hỏi để khám phá xem mình thực sự giỏi đến mức nào ở đây nhé

2.

Chắc không ai thuê mình đâu

Lo lắng thứ 2 sẽ thường trực trong đầu khi nghĩ về việc làm thêm là mình sẽ không kiếm được ai phù hợp với đặc thù thời gian công việc chính của mình và đủ thông cảm nếu mình có chậm deadline đâu.

Muốn nhờ người thân quen hỗ trợ thì lại ngại mất đi một mối quan hệ.

Ví dụ, một anh bạn mình trước cũng chọn nghỉ công việc đã làm từ khi ra trường, có chuyên môn khá sâu về một lĩnh vực hẹp, cũng băn khoăn về việc tìm một công việc khác, nhưng vì không hoặc chưa bao giờ nói về những công việc mình đã làm, những bộ kỹ năng mình đã có nên cứ loay hoay mãi.

Thường thì khi có một công việc ổn định, chúng ta sẽ ít biết thị trường lao động ngoài kia cần gì, nhu cầu tuyển dụng thế nào, cần kỹ năng gì nên cũng không biết “sản phẩm”  mình đang có trong tay có phù hợp với mình không.

Mình có một đứa em rất giỏi về công nghệ, học nhanh, nhưng vì chưa bao giờ nghĩ đến việc làm thêm nên cũng không  biết ở ngoài, có nhiều cách để bán các khóa học, hướng dẫn nên không biết cách tạo ra sản phẩm của riêng mình.

Thế giới đang thay đổi rất nhiều, đâu cứ nhất thiết phải làm thuê cho ai.

3.

Mình  giờ có tuổi, học cái gì mới cũng khó

Đây là xu hướng thứ 2 khi tìm một việc làm thêm, học một kỹ năng mới.

Mình là thằng hay mày mò mọi thứ để cải thiện hiệu suất làm việc của bản thân. Đó là lý do vì sao mà trước đây, rất nhiều đồng nghệp ở cơ quan cũ cứ chẹp lưỡi khi nhìn vào khối lượng công việc mình đảm nhận.

Rồi cũng có một anh rất lớn tuổi, lần nào gặp nhau ở quán trà đá, câu đầu tiên là cho anh bắt tay thầy một cái; câu thứ hai là anh rất ngưỡng mộ cái ma trận mà thầy  làm ra (cái thời khóa biểu màu mè mình hay làm bằng excel cho cả trường mỗi kỳ).

Thực ra, khi hiểu được luồng công việc và luôn tự đặt ra câu hỏi trong đầu làm thế nào để nhanh hơn, làm thế nào để kiểm soát được sai sót nhiều hơn khi khối lượng công việc càng tăng, luôn thúc mình phải  tìm hiểu và áp dụng cùng lúc nhiều thứ hơn.

Nhưng cũng có lúc, mình biết khả năng áp dụng của những việc đó đạt đến giới hạn, lúc đó là lúc cần phải tìm tới một phương án khác. Lại phải học một cái mới (với ví dụ thời khóa biểu trên thì là hệ thống phần mềm thời khóa biểu mới, tối đa hóa được việc kiểm tra chéo khi mọi người cùng làm song song và đồng thời là học thêm google sheets, hoặc lại mua một khóa học về VBA của excel về cày).

Vậy nên, khi bắt đầu tính toán đến việc làm thêm, mình không ngại để học viết, học về  marketing,  học về thiết kế với canva. Vì việc học, với mình luôn nằm trong kế hoạch hàng năm.


Cái khó của việc tự học không phải do tuổi. Do bạn chưa có nhịp thôi.


Bạn có thể tham khảo cách lập kế hoạch hàng năm của mình ở đây.

4.

Mình không có thời gian, muốn dành thời gian cho con nên không muốn làm hai việc cùng lúc

Đây chắc là câu hỏi xẽ nhảy xổ vào xâu xé bất cứ ý tưởng làm thêm ngoài giờ nào xuất hiện trong đầu, đặc biệt là các bà mẹ.

Đúng là nhịp công việc từ 8h đến 5h ở công sở, về nhà sấp sấp ngửa ngửa với cơm nước, con cái, mở mắt ra cũng là 10h rồi. Lúc đó, nằm vật ra giường là cám dỗ không thể vượt qua được.

Cuối tuần, phải cho các con đi đâu đó, trải nghiệm chứ?

Vậy làm sao để vượt qua được những trở ngại khi làm hai việc cùng lúc này, tuần sau mình sẽ cùng bàn nhé.

Hẹn gặp bạn thứ 5 tuần sau.

Bye.

Thân

Thùy

P/s: à nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc cũng thích thú nhỉ. Mình mới lập một trang “ủng hộ”  cho các dự án viết của mình ở đây (https://www.buymeacoffee.com/phungthuy21), nếu bạn muốn, bạn có thể Mời mình 1 cốc café bằng cách truy cập vào trang đó, vào phần support và mua cho mình một cốc café nhé. Hoặc nếu lười, thì đăng ký membership😊, hệ thống sẽ tự động mời mình thay bạn.

Cảm ơn bạn.

Công việc thứ 2, vì sao bạn chưa làm?

Công việc thứ 2, vì sao bạn chưa làm?

4 lợi ích nhãn tiền của một công việc thứ 2 |.1. sẵn sàng hơn với các tình huống xấu| 2. rèn luyện khả năng thích ứng|3. gia tăng giá trị và kéo dài thời gian làm việc| 4. có thêm điều kiện để cho con cái có một điều kiện giáo dục tốt hơn

Công việc thứ 2

Việc làm sẽ càng ngày càng không ổn định

Một số con số để bạn tham khảo và hình dung về sự cắt giảm nhân sự này nhé: Cụ thể, vào ngày 20/1, Alphabet, công ty mẹ Google thông báo sẽ cắt giảm 12.000 nhân viên, khoảng 6% lực lượng lao động. Quyết định được đưa ra sau vài ngày Microsoft tuyên bố sa thải 10.000 nhân sự.

Trong số nhân sự của Google có người có vị trí cao, đã gắn bó 20 năm và có cả những phụ nữ mang thai 8 tháng và chuẩn bị nghỉ sinh. Cho dù hệ thống đã bỏ ra rất nhiều công để tuyển dụng, đào tạo.

Đợt sa thải này làm dấy lên một những tranh luận lớn mà mình quan tâm:

  • Một là, ai rồi cũng nhận ra, công ty hoặc  nơi làm việc, dù ở đâu thì lợi ích tổ chức luôn là số 1, mình, dù là ai cũng chỉ luôn là một quân tốt. Cần thì dùng, không thì cũng phải chấp nhận dừng  lại khi nhu cầu không còn.
  • Hai là, lòng trung thành có thực sự nên tồn tại và nên “Làm vì tiền và ra đi khi đến lúc”. Vì theo họ, việc sa thải đột ngột và không có thông tin nào về tiêu chuẩn lựa chọn người bị sa thải được thông báo cũng sẽ để lại một khó khăn nhất định khi người đó tiếp tục xin việc ở một nơi khác.

Nhưng dù thế nào, thì cuối cùng, mình sẽ vẫn lại phải tìm cách “vận hành” hệ thống tài chính cá nhân của mình để bước tiếp, dù gì trước mắt những người như mình, bố mẹ thì đang dần già đi, con cái đang dần lớn lên, chi phí sinh hoạt sẽ ngày càng phình to.

Tổ chức nào khi sa thải bạn, sẽ lo cho bạn?

Không. Đương nhiên là không.

Mình, sau khi nghỉ việc, sẽ được nhận 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp với mức lương cơ bản, vỏn vẹn vậy.

Những đau đáu ấy mình đã có trong đại dịch và chia sẻ ở bài viết Kinh nghiệm 2 năm chuẩn bị trở thành freelance writter bạn có thể tham khảo thêm.

Công nghệ đang phát triển khủng khiếp lắm

Ngoài sự việc trên, khi đọc thêm về hướng nghiệp, mình cũng thấy nhiều thông tin khác về việc dự đoán những ngành nghề có thể mất đi trong tương lai do thay  đổi của công nghệ thông tin,

Đặc biệt từ tháng cuối tháng 11 vừa rồi, ChatGPT ra đời nó còn góp phần tạo nên một làn sóng về việc mất vị trí của các nhà báo, biên tập viên hoặc các vị trí khác.

Vui một chút, nó có thể có EQ cao đến mức độ như thế này và có thể làm thơ Đường luật Thất ngôn bát cú nữa đấy 😊.

Công việc thứ 2
ChatGPT chỉ là một dấu hiệu rất nhỏ để cho bạn thấy cần phải sớm tìm công việc thứ 2

Cách mà mình lựa chọn để đối mặt với việc này là tìm học những kỹ năng mới để có một công việc thứ 2 bên cạnh công việc chính.

Những gì mình đã học mình cũng đã kể trong bài viết Kinh nghiệm 2 năm chuẩn bị trở thành freelance writter này  rồi.

Và trong năm nay, mình sẽ lần lượt thử nghiệm cụ thể hơn với các cách kiếm tiền với Canva để chia sẻ lại với các bạn vì ứng dụng của nó đang khá lớn với xu thế phát triển thành một hệ sinh thái.

Mình chọn Canva vì nó cũng có nhiều ứng dụng giúp mình rất nhiều công việc chính và làm thêm, gọi là một công đôi ba việc.

Nếu bạn quan tâm đến hành trình của  mình, bạn có thể subcribes Tự túc và Hạnh Phúc trên Substack để nhận được bản tin hàng tuần của mình nhé.

Vì công việc thứ 2 cho mình thêm nhiều lựa chọn.

Công việc thứ 2 giúp mình thấy sẵn sàng hơn với các tình huống xấu

Mình chọn nghỉ việc ở nơi làm cũ sau 14 năm và ở vị trí mà người khác nhìn vào thì thấy rất ổn. Hiện tại, mình lựa chọn này giúp mình sớm nhận ra nhiều thứ và vào thời điểm mình còn nhiều điều kiện để tiếp tục chuyển đổi để thích nghi. Giả sử, 10 đến 15 năm nữa thì mình sẽ không đủ điề kiện và can đảm để thực hiện việc này.

Bỗng dưng mất đi nguồn thu nhập ổn định, sống phụ thuộc vào nguồn tiết kiệm sẽ khiến mình thay đổi những thói quen chi tiêu không ổn mà trước đây không có cách nào kiểm soát được.

Bỗng dưng phải tính toán chi li từng chút một, cũng khiến mình căng thẳng một chút, nhưng mặt tích cực là những hành vi tiêu dùng ngày càng tiến bộ hơn.

Bây giờ, mình đã có chút kinh nghiệm khi tình tình tài chính bấp bênh.

Mình cũng rất biết ơn những người đã chìa tay ra, hỗ trợ mình trong giai đoạn này cả về tinh thần và tài chính để mình có thể vượt qua những khó khăn tạm thời, tiếp tục tiến về phía trước.

Công việc thứ 2 giúp mình rèn luyện khả năng thích ứng

Khi làm tự do hoặc song song hai công việc, mình đã rèn luyện trở lại được sự tập trung và bám sát được kế hoạch mình đặt ra.

Thời gian đó ngắn và mình cần có điểm nổi bật nên mình chọn yếu tố thời gian làm lợi thế cạnh tranh. Vì thế mà lịch trình khá lung tung, nhưng cố gắng thực hiện các giấc ngủ ngắn để đảm bảo năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Bạn có thể tham khảo những thay đổi ấy ở bài viết Bạn có thực sự phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống?.  

Có thể nói, trong mình, hiện tại đang tồn tại  3 thế giới hoàn toàn tách biệt, ít bị xâm lấn.

Từ 5h30 – 8h30 là thế giới của học hỏi và suy tư về sự phát triển của bản thân.

Từ 8h30 – 19h30 là thế giới của kiểm định giáo dục và đào tạo.

Từ 19h30 – 22h30 là thế giới của bữa cơm gia đình và ba bạn ấy.

Công việc thứ 2 giúp mình gia tăng giá trị và kéo dài thời gian làm việc

Việc học thêm một kỹ năng mới, cụ thể là Canva, vào thời điểm mà họ bắt đầu phát triển hệ sinh thái của họ, là một thuận lợi. Hệ sinh thái này, mình không rõ họ có thể phát triển được bao lâu, nhưng khi học để làm việc thì những nguyên lý cơ bản sẽ không thay đổi.

Và nếu có giai đoạn tiếp theo, mình cũng có nền tảng đôi chút để bắt kịp.

Mình cũng đọc nhiều về tự do tài chính, mọi người hay nói sẽ kiếm được môt  số tiền nhất định và rồi nghỉ hưu sớm. Nhưng mình chẳng thấy ai nghỉ hưu thực sự cả. Họ chỉ có thêm thời gian để sống mới đam mê và trở thành chuyên gia và lại kiếm tiền từ những kỹ năng mới.

Thời gian dịch, một câu hỏi thường trực trong đầu mình là, nếu khi đến tuổi nghỉ hưu, với bộ kỹ năng này mình sẽ làm gì được nhỉ? Mình thấy không đủ nên chọn bước đi và khám phá những vùng đất mới, để đến khi 60 – 65  tuổi mình vẫn có thể là một Chuyên gia trong ít nhất 2 lĩnh vực.

Một là giáo dục.

Hai là viết lách.

Hai kỹ năng này, hiện mình đang thấy giúp ích rất nhiều cho mình khi triển khai các công việc mà mình tham gia và để xuất được tham gia.

Nó giúp mình có thêm điều kiện để cho con cái có một điều kiện giáo dục tốt hơn

Sau khi đọc về hướng nghiệp, mình nhận ra một điều, để có một lựa chọn tốt, con người ta cần có những trải nghiệm với các công việc càng nhiều càng tốt. Càng nhiều  điểm chạm, người ta sẽ có nhiều hơn cơ hội để biết mình thực sự phù hợp với điều gì.

Gần đây mình nghe Podcast Unlock FM, các khách mời của chương trình này đa số là những người có nhiều bước chuyển trong sự nghiệp, họ dám thử và đã thành công. Họ có một điểm chung là các du học sinh từ cấp 3 ở các nước có nền giáo dục phát triển, nơi mà các học sinh cấp 3 có cơ hội để đến các bệnh viện, công ty, khóa học để khám phá những công việc thường nhật ở các giường bệnh, văn phòng.  

Mình cũng khuyến khích các bạn  nhà mình tham gia các lớp học kỹ năng như vẽ, nhảy để các bạn có nhiều trải nghiệm, khi lớn lên những hành trang này sẽ giúp các bạn tự tin và nhanh hòa nhập hơn với các môi trường mà các bạn sống.

Hơn nữa, mình cũng muốn là người đồng hành với các bạn khi các bạn đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn làm gì, theo đuổi gì để cuộc sống có ý nghĩa.

Để làm được việc ấy, mình cần ba thứ: hiểu con, hiểu nghề và điều kiện để cho con được trải nghiệm.

Hì, vậy đã, tuần này mình đã viết post này hơn 1.6k chữ trong 1,5h. Cũng là một kỷ lục mới của mình đó 🙂

Hẹn bạn, thứ 5 tuần sau nhé.

Thân

Thùy

P/s: à nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc cũng thích thú nhỉ. Mình mới lập một trang “ủng hộ”  cho các dự án viết của mình ở đây (https://www.buymeacoffee.com/phungthuy21), nếu bạn muốn, bạn có thể Mời mình 1 cốc café bằng cách truy cập vào trang đó, vào phần support và mua cho mình một cốc café nhé. Cảm ơn bạn.

Mình Đang Há Hốc Mồm Vì ChatGPT-Tổng kết tuần 5 năm 2023

ChatGPT+ chủ nghĩa khắc kỷ là hai ấn tượng trong tuần này của mình.

Chào bạn, tuần rồi, bạn có gì thú vị không? Dưới đây là danh sách của mình nhé.

1. Những tập podcast hay mình đã nghe

Podcast về Trần Việt Long và dự án Triết học bút chì

https://open.spotify.com/embed/episode/3AYoixc7C1J3QrxajznlqO

https://open.spotify.com/embed/episode/33Me8WWqwIf4IrRIEn3Vct

Ban đầu nghe về bạn này thì cảm  thấy không hứng thú lắm, nhưng trong một lần danh sách chạy mặc định, tập của bạn này tiếp tục chạy, càng nghe lại càng thấy có nhiều thứ thú vị về AI và machine learning.

Có một số thông tin gợi mở để tìm hiểu thêm:

  • Các con người tiếp nhận thông tin: biên tập, đăng tải, subscription, mạng xã hội và hệ thống gợi ý
  • Dự án Triết học bút chì
  • Quyển sách chủ nghĩa khắc kỷ (quyển này mình đã mua và bắt đầu đọc).

2. Quyển sách mình đang đọc

Chủ nghĩa khắc kỷ của William. Irvine (link mua sách trên Tiki ở đây).

Hiện mình mới đọc được phần giới thiệu, nhưng theo giải thích của tác giả thì có vẻ Chủ nghĩa khắc kỷ đang bị định kiến và hiểu sai khá nhiều theo hướng là chủ nghĩa này tôn sùng lối sống khắc khổ.

Nhưng bản chất, chủ nghĩa này lại hướng tới việc loại bỏ các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống và rèn luyện để nhìn cuộc sống tích cực hơn, cố gắng chỉ giữ lại niềm vui.

Tuần sau mình sẽ chia sẻ thêm về cuốn sách này nhé.

Mình Đang Há Hốc Mồm Vì ChatGPT - Chủ nghĩa khắc kỷ
Mình bắt đầu đọc Cuốn sách chủ nghĩa khắc kỷ

Tổng hợp các bài viết Tốt hơn mỗi ngày

3. Mình Đang Há Hốc Mồm Vì ChatGPT

Trong tuần vừa rồi mình tìm hiểu nhiều hơn một chút về chatGPT đang  làm mưa làm gió trên mạng. Nhiều người bàn tán về các chức năng, câu trả lời của phần mềm này.

Mình đã tìm và thử nghiệm tạo post trên facebook với các công cụ chatGPT, Google sheet, Canva và kết quả là  mình có thể tạo ra được 10 thiết kế trong vòng chưa đầy 3 phút.

Bạn có thể xem video hướng dẫn của mình nhé hoặc nhân ebook hướng dẫn của mình tại đây.

4. Ấn tượng nhỏ nhặt khác

  • Trong tuần này, mình mới được nhận giải thưởng từ Kichi Kichi sau một lần ăn tại nhà hàng ở Lạc Long Quân. Mình thì chưa bao giờ trúng cái gì nên hôm đó cũng khá miễn cưỡng. Giời phật phù hộ thế nào đó mà lại trúng giải hôm đó 😉. Nhưng quá trình nhận giải cũng qua hơn 1 tháng chờ đợi các thủ tục. Dù sao cũng nhận được nhưng mình sẽ nhượng lại vì hiện tại chưa thấy có nhu cầu dùng lắm.
  • Tuần này chỗ làm mình có một sếp Việt kiều Mỹ mới onboard (nhận việc). Nghe lãnh đạo Viện  trao đổi thì mình sẽ được phân công hỗ trợ anh ấy giai đoạn đầu. Điều mình  ngạc nhiên là việc anh ấy tiếp cận với mình. Đó là một email ngỏ ý muốn gặp, trao đổi trực tiếp và thể hiện tới sự quan tâm tới kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình. Nó rất khác, với những gì trước đây mình đã từng trải qua.

Thân,

Thùy.

P/s: à nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc cũng thích thú nhỉ. Mình mới lập một trang “ủng hộ”  cho các dự án viết của mình ở đây (https://www.buymeacoffee.com/phungthuy21), nếu bạn muốn, bạn có thể Mời mình 1 cốc café bằng cách truy cập vào trang đó, vào phần support và mua cho mình một cốc café nhé. Cảm ơn bạn.

Mình Đang Đọc Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất – Tổng kết tuần 3&4 năm 2023

Mình Đang Đọc Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất – Tổng kết tuần 3&4 năm 2023

Mình Đang Đọc Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất – Tổng kết tuần 3&4 năm 2023

Chúc mừng năm mới bạn nhé. Mong rằng những gạch đầu dòng bạn gạch ra mỗi đầu ngày sẽ được gạch hết trước khi bạn chui vào chăn ấm.Mình thì đã hoàn thành được Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất.

Có một điều rất khác biệt trong đợt tết này là mình có thể duy trì việc ngồi vào bàn làm việc hàng ngày, 4 tiếng liên tục, điều mà mình chưa bao giờ làm được trước đây.

Cùng điểm qua những danh sách những thứ hay ho của mình trong hai tuần qua nhé:

1. Những tập podcast hay mình đã nghe

Hai tuần vừa rồi mình vẫn nghe Unlock FM nhưng thú thực là không có tập nào mình muốn gợi ý cho các bạn cả.

Chỉ có một tập mới ra của The  Present Writer về những bài học trong năm nhâm dần là có những thông tin mình thấy thú vị

Tổng hợp các bài viết Tốt hơn mỗi ngày

2. Quyển sách mình đã đọc – Cuốn Sách Marketing Thú vị Nhất quả đất

Hai tuần vừa rồi mình đang ngấu nghiếu (thực ra là đang đọc lại lần 2) quyển sách Cuốn Sách Marketing Thú vị Nhất quả đất của tác Lê Trần Huyền Trân (Founder của Xào Ý tưởng– Thạc sĩ quản trị kinh doanh và Thạc sỹ khoa học máy tính – hiện đang làm việc tại Google – là một trong những khách mời xuất hiện trong Unlock FM mình đã nghe trong tháng 12).

Mình đã gần như ngay lập tức đặt mua bộ tài liệu của Xào ngay sau khi nghe hết tập Podcast đó và khi nhận được bộ tài liệu, mình thực sự cảm thấy thỏa mãn.

Đây là quyển sách Trân viết với lượng kiến thức đa dạng trong quá trình phát triển sản phẩm, đúc rút từ những kiến thức từ các chương trình đã học và trải nghiệm khởi nghiệp trên đất Mỹ. Cuốn sách được viết theo hành trình đưa sản phẩm đến người dùng và các chiến lược để thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng…

Trân viết Cuốn sách Marketing Thú vị Nhất quả đất trong quá trình thực hành và vừa học vừa đúc kết. Đây cũng là hướng mà mình muốn làm với những sản phẩm của mình sắp tới.

Những kiến thức trong cuốn sách, với mình, thì không mới, nhưng cách thể hiện và những con số đưa ra thì rất thuyết phục và có nhiều “dấu vết” để mình lần theo khi muốn tìm hiểu sâu hơn.

Một điều thú vị khác mà mình nhận ra đó là ngôn ngữ dung dị, gần gũi mà tác giả sử dụng dễ đi vào đầu thế nào. Trước giờ mình cứ cố gắng chau truốt, tìm những từ thật “kêu” để cho vào bài viết, nhưng đôi khi lại nhận được phản hồi hiểu khác đi ý mình muốn diễn đạt 😉.  

Từ ngày viết bản tin, mình thấy viết dễ dàng hơn với những ngôn từ thường nhật mình hay dùng và không còn bị áp lực bởi những gì mình viết liệu có bị phán xét hay không. Không còn phải gồng mình để trở nên “mỹ miều”.

Bạn có thể tham khảo cách mình lập kế hoạch để có năm 2023 tốt hơn một chút.

3. Khóa học mình đang học  

Trong bộ tài liệu của Xào, ngoài cuốn sách Cuốn sách Marketing Thú vị Nhất quả đất, mình có được khuyến mại một khóa học về quảng cáo facebook, mình đã cày xong và thử nghiệm một số thứ. Cũng vỡ vạc ra một chút.

Trong  hai tuần vừa rồi mình cũng xem lại khóa học đóng gói sản phẩm của chương trình marketing mình đang học để chuẩn bị cho thời gian tới.

Bạn có thể theo dõi mình ở đây để nhận được thông tin hàng tuần của mình nhé

4. Niềm vui với hai Thị

Tết về, dù đồ đạc lỉnh kỉnh, nhưng mình cố tha lôi cho được bộ máy ảnh về để chụp tết. Ban đầu dự định chụp một tấm cả nhà nhưng cuối cùng không làm được do lịch trình cỗ bàn khá kín.

Nhưng bù lại, mình chụp được bộ ảnh khá ưng về vườn hoa của Anh cả cảnh chơi đùa của hai Thị.

Sau khi trở lại Hà Nội, chị lớn chủ động sang phòng ngủ cùng bố, thế là cuối ngày, hai bố con lại cùng nhau đọc sách  trước khi đi ngủ 😊, thật vui.

Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất
Thị đọc Nguyễn Nhật Ánh còn bố đọc Cuốn sách Marketing Thú vị nhất quả đất

5. Những câu chuyện thú vị với bạn bè

Hôm qua đi chúc tết,  hỏi thăm tình hình, chia sẻ với mọi người các dự định sắp tới. Không biết các bạn có thú vị không nhưng mình thì thấy mình khác.

Trước, muốn làm gì thì cứ lẳng lặng làm.

Giờ, muốn làm gì thì muốn khoe, một là để khuyến khích bọn trẻ cũng tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ, hai là muốn tạo áp lực cho bản thân mình khi đã “công bố” với thế giới về những gì mình đã nói.

Hôm trước khoe  làm podcast, rồi có bạn chúc tết bảo em chờ podcast của anh, nghe cũng có tí áp lực. Nhưng nhờ đó mà cũng hoàn thành được dàn ý của các tập, danh sách các khách mời dự kiến cho các số đầu tiên.

Vậy đã nhé, mai quay lại guồng làm việc, lịch trình lại phải sát sao hơn 😊. Chúc bạn cũng có một tuần vui nhé.

Thân,

Thùy.

P/s: à nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc cũng thích thú nhỉ. Mình mới lập một trang “ủng hộ”  cho các dự án viết của mình ở đây (https://www.buymeacoffee.com/phungthuy21), nếu bạn muốn, bạn có thể Mời mình 1 cốc café bằng cách truy cập vào trang đó, vào phần support và mua cho mình một cốc café nhé. Cảm ơn bạn.

Buy me a coffee Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Chuyên Mục Tốt Hơn Mỗi Ngày – Tổng Kết Tuần 1&2 Năm 2023

Bạn Có Thực Sự Phải Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống?

Bạn Có Thực Sự Phải Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống?

Bạn Có Thực Sự Phải Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống? Bạn đã bao giờ tự hỏi mình câu đó chưa? Tham khảo góc nhìn của mình nhé.

Mình đã từng mưu cầu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Mình thậm chí đã có lúc, mình đã nói với các sếp rằng cuối tuần hoặc ngoài giờ em không làm gì thêm được. Và đúng là thực tế khi về nhà, tụi nhỏ chiếm toàn bộ tâm trí mình.

Trước khi có gia đình, mình cũng không nghĩ sẽ có lúc phải băn khoăn giữa hai điều đó. Không nghĩ có lúc mình ở văn phòng, phải đau đáu con đi trẻ thế nào. Về nhà, trước khi chìm vào giấc ngủ sau những mệt nhoài, đầu vẫn chập chờn những việc còn chưa xong.

Nhưng. Càng ngày, mình càng có góc nhìn khác. Đặc biệt là sau 3 tháng phải tự lo.

Làm tự do giai đoạn đầu, mình đã làm không kể thời gian, vì làm gì có lựa chọn. Nhận việc rồi không làm thì teo.

Nhưng mình lại thực hành được một điều, đó là sự ưu tiên.

Mình đã đọc rất nhiều lý thuyết về sự ưu tiên. Thậm chí, cách đây mấy năm mình còn làm hẳn một quyển sổ cho riêng mình về kế hoạch theo ngày.

Bạn Có Thực Sự Phải Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống?
Lập kế hoạch để cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nhưng thực lòng, khi đi làm hành chính, có vẻ điều đó là xa xỉ (bạn cũng có thể thấy trong bảng trên, những thứ tự mà mình buộc phải ưu tiên trước). Và thường thì mình ít theo được các kế hoạch vì những vấn đề xen ngang.

Thậm chí trong nhóm chơi thân, hội chúng nó còn đặt tên cho mình là anh Mai. Tức là hôm nay deadline hỏi mình thì sẽ nhận được câu trả lời mai nhé.

Trước thường thì mình sẽ ưu tiên công việc theo hai nguyên tắc.

Một là, thời gian, tức là deadline cả tháng thì thời gian là cả tháng. Deadline 1 tuần thì là 1 tuần. Nhưng thời gian làm thường sẽ giống nhau chỉ là 1 ngày cuối. Việc đó sẽ được ưu tiên hơn nếu ngày mai là deadline.

Hai là, mức độ ảnh hưởng, tức là công việc có liên quan đến nhiều người hơn thì sẽ được ưu tiên hơn.

Vì lẽ đó, trong thời gian làm freelancer, mình thường có xu hướng rút ngắn hơn thời gian trả sản phẩm. Một trong những lý do là mình có được quy trình làm việc rõ ràng hơn nên có thể tính toán được thời gian hoàn thành. Lý do là lúc đó có ít ưu tiên hơn.  

Chưa kể, tự làm, mình được tự quyết khoảng thời gian dành cho công việc và việc nhà nên việc sắp xếp cũng dễ dàng hơn.

Các khoảng thời gian trong ngày được tách bạch, ví dụ:

từ 9h – 12h mình tập trung tốt nhất, mình ưu tiên viết;

từ 1h-3h mình không tập trung được, mình đi bơi, hẹn hò café;

từ 5h-22h là đón bọn trẻ và nấu nướng;

từ 22h – 2h hôm sau mình ưu tiên cho thiết kế hoặc học.

Bạn có thể tham khảo cách Lập Kế Hoạch Năm 2023 Để Tốt Hơn Mỗi Ngày.

Mình tập trung lại được

Khi tự làm, mình có thể thoải mái tắt điện thoại vào những thời điểm mình tập trung nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi đêm (à đêm thì chả cần tắt).

Cũng có thể các công việc khi mình chọn làm, là những thứ mình thích nên mình có thể ngồi liên tục trong vòng nhiều giờ cho đến khi cần chuyển sang một công việc khác đã lên lịch.


Điều này khiến mình tự đặt câu hỏi, có phải, khi nghĩ đến việc cần phải cân bằng giữa công việc và cuốc sống, là khi mình đang phải làm những việc không hướng đến sự phát triển của bản thân hoặc không có một lý do đủ lớn ở cả hai phía.


Thời gian đó, mình tìm mọi kẽ hở để đọc, để làm việc nhưng vẫn sắp xếp và đồng hành với các con trong những khoảng đầu khoảnh thời gian chuyển nơi học.

Hai điều trên gần như hiển nhiên, nhưng thực hành nó nhiều khi lại rất khó.

Mình đã có một khoảng thời gian rất dài (tầm 10 năm) làm việc với một người có khả năng làm việc bền bỉ đến kinh ngạc.

Qua những câu chuyện, mình biết cô hiểu rõ giá trị của từng công việc cô làm (hướng tới sự phát triển của hệ thống và hướng tới việc hỗ trợ nhiều đối tượng yếu thế).

Cô cũng luôn tâm huyết sửa từng câu chữ với mong muốn hướng dẫn, đào tạo đội ngũ kế cận.

Cô luôn đặt ưu tiên và phân bổ thời gian rất khoa học. Cô chọn khoảng thời gian sáng sớm để làm việc tập trung, anh em nhận được thư trả lời vào 3h sáng là rất bình thường.

Một điều nữa, dù là siêu nhân trong mắt đồng nghiệp, nhưng việc gia đình, cô vẫn chu toàn và chả mấy khi thấy cô cáu.

Mình nghĩ, chúng ta đừng mải tìm kiếm một điểm cân bằng để rồi lỡ dở cả hai. Hãy làm những việc mình cần phải làm hết khả năng của mình. Không làm tốt, sẽ chẳng có thu nhập tốt để lo cho con.

Và, tự đặt những công tắc chuyển đổi tâm trí mỗi khi bước về nhà.

Nhà là dành cho những nụ cười với con, bạn nhé.

Lập Kế Hoạch Năm 2023 Để Tốt Hơn Mỗi Ngày.

Lập Kế Hoạch Năm 2023 Để Tốt Hơn Mỗi Ngày.

Năm nay mình cải thiện mẫu Lập kế hoạch năm 2023 của mình và muốn chia sẻ với bạn. Để đến tầm này năm sau, chúng ta cùng có những bức tranh toàn cảnh về một năm 2023 tốt hơn một chút.

Năm nay mình cải thiện mẫu Lập và theo dõi kế hoạch cá nhân của mình và muốn chia sẻ với bạn. Để đến tầm này năm sau, chúng ta cùng có những bức tranh toàn cảnh về một năm 2023 tốt hơn một chút.

Mình thường theo dõi các công việc một cách thành thực để tìm ra được những điểm trì hoãn và dành cho chúng một vị trí trang trọng đầu ngày. Năm nay mình cũng sẽ rèn thêm một thói quen tổng kết lại sau mỗi ngày để lấy chất liệu cho những câu chuyện sẽ kể sau này. Vì khi không ghi lại, mọi thứ, nhanh thôi, sẽ biến mất.

Phần kế hoạch năm nay của mình sẽ gồm 3 phần chính: Kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết và lịch làm việc hàng ngày.

Lập Kế Hoạch Năm 2023 Để Tốt Hơn Mỗi Ngày.

1. Lập Kế hoạch Năm 2023 tổng thể (Sheet KH nam 2023)

Trong sheet này mình để hai nội dung là phân tích SWOT và kế hoạch tổng thể.

Mục tiêu của mình theo từng phần trong cuộc sống của mình, thời điểm hiện tại mình đang quan tâm nhiều, bao gồm: Sức khỏe, Công việc, Gia đình, Bạn bè, Kỹ năng và Tài chính. Bạn có thể tùy chỉnh các nội dung này tại cột A của sheet data cho phù hợp với bạn nhé.

Vì mình đã làm việc này các năm trước đây nên mình đã có bản phân tích cụ thể các điểm mạnh, điểm yếu nên mình chỉ cần cập nhật bản phân tích SWOT dựa theo các kế hoạch/mong muốn trong năm mới.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm điều này, thì mình khuyên bạn nên bắt đầu với bản phân tích SWOT trước rồi mới lên kế hoạch.

Dưới đây sẽ là quy trình của mình nhé.

Bước 1: Xác định kế hoạch, mong muốn trong năm tới phân theo mảng.

          Ví dụ:

          Với mảng gia đình: năm tới gia đình mình muốn tổ chức 40 năm ngày cưới cho bố mẹ, ông bà muốn đi Đà Lạt.

          Với mảng Kỹ năng cần triển khai hệ thống học tập trực tuyến (LMS).

Với mảng Bạn bè mình muốn mỗi tháng 1 lần gặp gỡ và hỏi chuyện nghề của họ.

Với mảng tài chính, mình muốn tăng 5% thu nhập so với năm 2022.

Bước 2: Rà soát lại bảng SWOT

Dựa trên các kế hoạch đã dự kiến, mình cập nhật bản SWOT dựa trên các thay đổi gồm:

          Một là, các điểm yếu đã được khắc phục năm trước. Các hạn chế so với kế hoạch của năm nay. Ví dụ với việc triển khai LMS thì hiện tại mình mới hiểu rất căn bản về hệ thống. Mình sẽ còn thiếu các kỹ năng về lập kế hoạch lớp hoặc quản lý chương trình đào tạo trên hệ thống.

          Hai là, các thách thức mới trong năm, ví dụ mội trường làm việc mới sử dụng tiếng Anh nhiều, các tài liệu cần tìm hiểu cũng đa phần là tiếng Anh, đó cũng là một thách thức.

          Ba là, với tiếng Anh, cũng là một cơ hội để mình cải thiện tiếng Anh.

          Bốn là, điểm mạnh khi triển khai LMS là mình có kiến thức cơ bản về quản lý chương trình đào tạo, kiểm định, đo lường, đánh giá.

Bước 3: Bổ sung các kế hoạch khắc phục điểm yếu  

Từ các phân tích, cập nhật trên, mình có bức tranh tổng thể hơn về những thứ mình còn thiếu và phải đối mặt. Từ đó tìm hiểu và bổ sung thêm danh sách các khóa học cần tham gia hoặc các kỹ năng cần duy trì tập luyện để cải thiện trong năm tới.

Bạn có thể theo dõi mình ở đây để nhận được thông tin hàng tuần của mình nhé

2. Kế hoạch chi tiết (Sheet KH chi tiet nam 2023)

Trong sheet này mình sẽ phân nhỏ kế hoạch theo các mảng thành các bước lớn và các mốc hoàn thành tương ứng.

Ví dụ với việc đi du lịch của gia đình cần thực hiện vào sau tháng 5, từ tháng 3 mình sẽ cần tìm hiểu các dịch vụ vé máy bay, khách sạn để giảm chi phí.

Mình sẽ để màu vào các tuần tương ứng. Sau khi hoàn thành thì ghi chữ HT vào tuần đã thực hiện.

3. Kế hoạch theo ngày

Kế hoạch ngày sẽ được lấy nguồn từ kế hoạch năm và các công việc thường nhật khác của bạn, nếu bạn muốn để tâm vào chúng.

Phần này, mình có hai mẫu để bạn tham khảo.

Mẫu 1 theo ưu tiên, bạn có thể sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên mình tham khảo theo ma trận Eisenhower. Các bạn có thể copy thành các tháng tiếp theo.

Mẫu 2, bạn chủ động sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên.

Cả hai mẫu mình đã sắp xếp dữ liệu để có thể thống kế việc hoàn thành theo kế hoạch. Mình sẽ ghi nhận để phát hiện ra những thời điểm, những loại công việc sẽ khiến mình dễ trì hoãn nhất để có kế hoạch cải thiện phù hợp.

Cuối ngày, mình sẽ ghi lại các điểm mình muốn ghi lại, có thể là các câu chuyện nhỏ nhặt hoặc cảm xúc tích cực, tiêu cực trong ngày.


Việc có kế hoạch cần làm trong ngày như một cái neo, giữ bạn lại khỏi những sao nhãng.


Việc gạch từng đầu việc sau khi hoàn thành như một thứ hooc môn, kích thích cảm giác năng động trong bạn

Nếu bạn thấy kế hoạch này phù hợp có thể chọn chức năng Make a copy vào google drive của bạn để có thể tùy chỉnh, cập nhật bất cứ lúc nào.

Nếu bạn cùng làm, để lại “dấu hiệu” bằng cách like và share post này cho những người bạn thấy họ cần để mình có động lực để tiếp tục cải tiến mẫu này nhé.

Hoặc nếu, bạn có bất cứ khó khăn hoặc cần hỗ trợ gì khi làm kế hoạch, đừng ngại inbox mình nhé.

Thân,

Thùy

Bạn có thể tham khảo cách tổng kết các tuần của mình ở đây nhé.

coffee 3 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Cảm ơn bạn đã đọc tới đây và chia sẻ với những niềm vui nhỏ nhặt của mình. Nếu bạn thấy vui vui, thì mời mình một cốc café nhé nhé

bmc qr 1 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Chuyên Mục Tốt Hơn Mỗi Ngày – Tổng Kết Tuần 1&2 Năm 2023

Chuyên Mục Tốt Hơn Mỗi Ngày – Tổng Kết Tuần 1&2 Năm 2023

Chào bạn,

Hai tuần vừa rồi của bạn thế nào. Mình thì hoàn thành được các việc có deadline gần nhưng những công việc cá nhân thì tự đặt kế hoạch vẫn chưa theo lịch được lắm (đó là những việc không hoàn thành chuyển qua ngày khác).

Đây là biểu đồ tổng kết của mình? Của bạn thế nào, kể mình nghe với nhé.  

Bạn có thể tham khảo mẫu kế hoạch năm 2023 của mình ở đây.

Theo dõi kế hoạch để tốt hơn mỗi ngày
Theo dõi kế hoạch để tốt hơn mỗi ngày

Từ tuần này mình sẽ có thêm bản tin hàng tuần vào ngày chủ nhật để nhìn lại công việc trong tuần để tự đánh giá lại khả năng  hoàn thành và điều chỉnh việc lập kế hoạch cho phù hợp hơn. Bạn có tham gia cùng mình không?

Mình cũng sẽ kể lại những điều mình cảm thấy thú vị trong tuần mình đã học và nghe được có thể là gợi ý cho bạn để tìm hiểu thêm.

1. Những tập podcast hay mình đã nghe

Trong hai vừa rồi mình đang nghe nhiều kênh podcast Unlock FM – của hai host là Vi Anh và Quyền,  hai bạn du học sinh và đang làm việc các công ty nổi tiếng trên thế giới, phỏng vấn các nhân vật thành công trẻ tuổi về hành trình tạp dựng sự nghiệp của họ.

1.1. Tập 3&4: Phan Thanh Phong – hành trình trở thành bác sĩ

Nghe trọn vẹn hành trình chọn nghề y và thực hành nghề y mới thấy thật là gian nan.

Có một điểm khá hay là biết được thông tin về các chọn nghề y như thế nào, được đăng ký tham gia để chứng kiến các công việc thực tế như thế nào ngay từ khi mới học cấp 3 (tất nhiên có thể do các bạn này là các học sinh xuất sắc nên mới được khả năng đó – cần tìm  hiểu thêm).

Nhưng đó cũng là những gì mình đang muốn tìm cách để làm ở Việt Nam thay  vì thực hiện theo cách hiện tại mọi người hay làm là tư vấn tâm lý, tính cách.

Điều mà các em học sinh luôn cần là trải nghiệm thực sự để biết mình thực sự hợp với cái gì.

1.2. Tập 5&6: Bùi Cẩm Vân – Women who lead

Bạn này du học ở Anh và đã làm trong một start up co-working space với mô hình cộng sinh về mặt bằng giữa công ty lớn và công ty nhỏ.

Ấn tượng 1 về mô hình kinh doanh: Đó là nơi chung gian để tối đa hóa chi phí về vận hành cho các doanh nghiệp thay cho việc phải thuê các nhân viên toàn thời gian để thực hiện các công việc hậu cần.

Các tiếp cận của công ty này là bán theo gói lớn và làm trung gian để bán lẻ nếu khách hàng lớn chưa có nhu cầu sử dụng hết diện tích đã thuê. Khá hay.

Ấn tượng 2 về quan niệm sống: Điểm cân bằng của mỗi người là khác nhau có thể là 50-50 hoặc 60-40 hoặc khác. Cái này đúng vì mình hiện cũng cảm thấy thế và đã viết bài viết Bạn có thực sự phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống? vào tháng trước.

Bạn có thể theo dõi mình ở đây để nhận được thông tin hàng tuần của mình nhé

2. Quyển sách mình đã đọc để tốt hơn mỗi ngày

Trong hai tuần vừa rồi mình đọc lại cuốn Nghệ thuật PR bản thân vì cảm thấy cần có nhiều thêm động lực để viết sau hai tuần công việc lu bu. Đây cũng là cảm hứng cho việc viết bản tin hàng tuần này của mình vì như để ghi lại hành trình từng bước từng bước của mình trong hành trình dài 1 năm tới.

Trong đó tác giả có viết rằng, khi bạn muốn tạo “một sản phẩm”- là bất kể thứ gì mà bạn thích, bạn nên thể hiện cho người khác thấy đích đến và hành trình của bạn. Sản phẩm vốn không tự biết nói, bạn hãy kể những câu chuyện về “tình yêu” của  mình. Từ đó, những người ủng hộ bạn mới tiếp tục đồng hành, theo dõi hành trình của bạn.

nghe thuat PR ban than Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

 3. Mình đã viết được biên bản cuộc họp đầu tiên bằng Tiếng Anh với các công cụ hỗ trợ nào 😊

Với nhiều người, việc này chẳng có gì ghê gớm nhỉ, vì các bạn ấy đã “ăn nằm” với Tiếng Anh từ rất lâu rồi. Với  mình thì khác, 17 năm đi làm tròn, mình chưa có công việc nào dùng đến Tiếng Anh. Nó cứ như nỗi đau đáu trong lòng, lúc nào  cũng nghĩ mình cần một môi trường.

4 năm trước, trong một suy tính đi học tiến sĩ ở nước ngoài, mình có đi học thêm IELTS trong 3 tháng và đăng ký thi, năm đó mình đạt được 6.0.

2 năm trước mình tự mua các khóa học marketing bằng Tiếng Anh để tự học và nâng cao khả năng nghe của mình. Về cơ bản mình thấy khả năng đọc và nghe của mình ổn nhưng vốn từ khá ít và khả năng phản xạ không tốt.

Sau hai tháng đi làm ở VinUni, ngày nào cũng tiếp xúc nên vốn từ cũng được tăng lên kha khá. Có những lúc nói thật, nghe  mọi người nhắn tin, email và nói chuyện về nhà lại phải tra lại xem nó có ý nghĩa gì, hoặc đôi khi thấy mọi người cười ồ thì cũng cười góp chứ không thực sự hiểu, nó có gì đáng cười.

Ở nơi mới, mình được giao nhiệm vụ làm thư ký cho một hội đồng, có cả đại diện của đối tác và các chuyên gia nước ngoài, toàn các siêu sao về khả năng  bao quát công việc, kinh nghiệm quản lý nên lần đầu được giao báo cáo cho hội đồng kết quả công việc hai tháng, cơ bản là rất run.

Mình không chọn vừa nghe, vừa ghi chép vì chắc chắn sẽ không hiệu quả đối với mình. Mình tập trung nghe trong cuộc họp và dự kiến sẽ nghe lại nội dung qua bản ghi hình để tổng hợp lại.

Nhưng thật là may cho mình khi  vào bản ghi trên zoom của buổi ghi hình, hệ thống học liệu điện tử của trường mình có  một chức năng gọi là Panopto lại vi diệu đến mức có luôn caption cho mình luôn. Nhưng mà những đoạn mình nói, được 70% đúng còn lại 30% hệ thống tự gợi ý ra một từ khác ☹.  

Từ đó thì nhàn hơn một chút, mình tổng hợp lại và viết lại ý, những gì không chắc thì nhờ Gramarly kiểm tra và cấu trúc lại câu giúp.

Các bạn Gramarly cũng hàng tuần gửi lại các báo cáo kết quả viết và giúp  mình nhìn được các lỗi cơ bản để tiếp tục cải thiện.

4. Niềm vui với hai Thị

Ngày mùng 1, cả nhà rủ nhau ra đại sứ quán Hàn Quốc chụp ảnh,  bộ ảnh khá ưng.

https%3A%2F%2Fsubstack post media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2F105627fc f785 4cdc b835 Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Ngày 10.01, chị lớn tròn 7 tuổi, các bạn cũng đã có ngày sinh nhật rất vui.

https%3A%2F%2Fsubstack post media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Fc68fff39 0b76 4fb6 918f Người Mới Làm Affiliate Marketing Nên Chọn Free Traffic Hay Paid Traffic?

Cảm ơn bạn đã đọc tới đây và chia sẻ với những niềm vui nhỏ nhặt của mình. Nếu bạn thấy vui vui, thì mời mình một cốc café nhé nhé 😉